Tin tức

Tin tức

DU LỊCH THÁI LAN, CAMPUCHIA ĂN TẾT TÉ NƯỚC

5/6/2018 968

Bạn có bao giờ được thoải mái tát nước vào đám đông hay ai đó mà không bị khó chịu, thậm chí bạn còn được đáp lại bằng lời cảm ơn và những nụ cười. Hãy đến Thái Lan, Campuchia và Lào trong tháng 4  để cảm nhận sự độc đáo của Tết Té nước độc đáo và đầy thú vị.

Tại mỗi quốc gia, Tết té nước có nhiều tên gọi khác nhau, tại Thái Lan người ta gọi là Songkran, người dân Campuchia gọi là Tết Chol Chnam Thmay, còn tại Lào Tết té nước lại có tên gọi khác là Bunpimay. Tuy có nhiều tên gọi, nhưng sự độc đáo chung chính là ý nghĩa sâu xa của một tín ngưỡng của vùng văn hoá nông nghiệp lúa nước, cầu mong cho một năm mới nhiều may mắn, mùa màng tốt tươi. Tết té nước thường diễn ra từ ngày 13 – 15/04/2011 dương lịch hàng năm, đây là dịp hàng triệu du khách từ khắp thế giới tìm đến để thoả sức khám phá và vui đùa.

lehoi_tenuoc_1

Tết té nước là nét văn hóa truyền thống, liên quan đến chu kỳ nông nghiệp đặc trưng của vùng văn hoá Đông Nam Á nói chung. Té nước là hình thức lễ cầu mưa, biểu hiện qua hình ảnh của rắn thần Naga, vị thần mưa đang phun nước xuống trần gian. Nước còn có ý nghĩa khác, xoá đi những xui xẻo bất hạnh của năm cũ để năm mới đến với nhiều may nắm, thành công hơn. Chính vì vậy, hình ảnh rắn Naga hiện diện trên phạm vi rộng của vùng Đông Nam Á dưới nhiều hình thức khác nhau, từ điêu khắc, trang trí trên các mái đao của chùa, ở các dãy hành lang… Lễ thường diễn ra vào tháng 4 vì đây là cao điểm mùa khô và té nước hay tạt nước là hình thức làm dịu lại cái nóng oi bức. Vào dịp này, người ta người dân thường đi chùa để lễ Phật, tắm Phật và cầu chúc sức khỏe cha mẹ, ông bà để bày tỏ lòng hiếu thảo.

lehoi_tenuoc_2

Trong chùa người ta thường mang nước sạch đến tắm tượng Phật bằng cách vẩy nước lên tượng nhằm cầu chúc cho mưa thuận, gió hòa, quốc thái dân an, gia đình hạnh phúc. Ngoài ra, người dân còn có tục đắp núi cát trong sân chùa, buộc chỉ may mắn lên cổ tay hay phóng sinh… trong những ngày này.

Bên cạnh không khí đón Tết cổ truyền của người dân Thái Lan, trên đất nước chùa tháp Campuchia không khí đón Tết Chol Chnam Thmay cũng không kém phần sôi động. Người dân Campuchia đón Tết trong 3 ngày liền, thường từ ngày 13/04 – 15/04, trên khắp các con đường, những ngôi chùa đèn hoa sáng rực, đặc biệt là những con đường hướng về Hoàng Cung. Trong đêm giao thừa, mọi người thắp nhang đèn đưa tiễn thần Téveda cũ để rước thần Téveda Thmây vào nhà.

lehoi_tenuoc_3

Ngày đầu tiên của năm mới, người dân ăn mặc thật đẹp rồi đội mâm lễ đến chùa cúng Phật. Khi vào chính điện, họ đi 3 vòng quanh điện sau đó dâng lễ lên cho các sư sãi.Qua ngày thứ nhì, mọi người làm lễ dâng cơm của gia đình mình vào bình bát cho các sãi dùng. Sãi trưởng đứng ra chúc phúc cho cả nhà, buổi chiều tại các ngôi chùa còn tổ chức lễ “Gọi hồn cát” (đắp nhiều núi cát) ngay trước sân. Núi cát được đắp thành nhiều tầng, nhưng luôn là số lẻ 1, 3, 5 tầng tượng trưng cho phần âm. Ngày thứ ba là lễ tắm Phật. Vào buổi tối, du khách sẽ có dịp tham gia vào các hoạt động lễ hội đường phố từng bừng như: lễ té nước, bôi bột màu… Người Campuchia tin rằng, càng té nhiều nước thì may mắn càng nhiều. Bạn đã sẵn sàng chưa, hãy khám phá ngay.

(Theo Vietravel)

Tags:

Tin tức

Quý vị cần giải pháp dịch vụ ngôn ngữ hoàn hảo?

Đối tác nổi bật

Dịch thuật Hà Nội hiện tại đang là đối tác của các công ty tập đoàn lớn trong và ngoài nước.